Hamburg/Bonn, ngày 29 tháng 9 năm 2023: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn đồ chơi Trẻ em (QCVN 3:2019/BKHCN, ban hành kèm theo Thông tư số: 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/9/2019) đã được vinh danh với Giải thưởng Chính sách Tương lai 2023 ở hạng mục “Đồ chơi” trong lễ trao giải cấp cao trong bối cảnh Hội nghị Quốc tế về Quản lý Hóa chất (ICCM5) tại Bonn, Đức. Đây còn được gọi là giải Oscar về các chính sách tốt nhất, giải thưởng này công nhận các chính sách thúc đẩy điều kiện sống tốt hơn cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn đồ chơi Trẻ em (QCVN 3:2019/BKHCN) là một chính sách toàn diện bao gồm các tiêu chuẩn an toàn về mặt hóa học và lý học, các phương pháp thử nghiệm và cơ chế thực thi. Chính sách này không chỉ tổng hợp các quy định đã có tại Việt Nam về việc hạn chế sử dụng các hóa chất mà còn cập nhật nhiều tiêu chuẩn mới hơn và thắt chặt hơn đối như: chì, cadmium, thủy ngân, formaldehyde và thiết lập hạn chế đối với 6 chất phthalate. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em trước những đặc tính có hại của hóa chất trong các sản phẩm này.
Giải thưởng Toàn cầu này năm nay, với sự ghi nhận đặc biệt với các chính sách từ phía Nam bán cầu, tôn vinh các phương pháp tiếp cận hướng tới tương lai nhằm thúc đẩy các chính sách môi trường không độc hại nhằm tạo điều kiện sống tốt hơn cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
“Xã hội chúng ta đang phải đối mặt với vô số cuộc khủng hoảng, cụ thể là biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi các chất độc hại được đưa vào gần như tất cả các sản phẩm chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả đồ chơi được thiết kế cho những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất, dễ bị tổn thương nhất. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận để xử lý vấn đề này một cách hết sức nghiêm túc và trên hết là sự ưu tiên bảo vệ trẻ em khỏi những chất độc hại này”, Bà Alexandra Wandel, Chủ tịch Ban Quản lý của Hội đồng Tương lai Thế giới, cho biết.
Lễ trao giải được phát trực tiếp trên kênh YouTube của Hội đồng Tương lai Thế giới.
Giải thưởng được tổ chức bởi Quỹ Hội đồng Tương lai Thế giới từ năm 2009 và năm nay Hội đồng Tương lai Thế giới đang hợp tác với Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên hợp quốc (UNITAR) cũng như Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng Cộng hòa Liên Bang Đức (BMUV) và Cơ quan Môi trường Liên bang Đức (UBA), nhằm nêu gương các chính sách vì một thế giới không chất độc hại, quy định việc hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong sản phẩm, tập trung vào trẻ em và môi trường của chúng.
Thông tin liên hệ:
Alexandra Wandel, World Future Council
Tel +49 172 748 39 53
Về Hội đồng Tương lai Thế giới:
Hội đồng Tương lai Thế giới hình dung một hành tinh lành mạnh với những xã hội công bằng và hòa bình – trong hiện tại và tương lai. Để đạt được điều này, Hội đồng Tương lai Thế giới xác định, phát triển, nêu bật và phổ biến các giải pháp hướng tới tương lai cho những thách thức hiện tại mà nhân loại đang phải đối mặt và trao giải thưởng Chính sách Tương lai độc đáo. Hội đồng bao gồm 50 nhà tạo sự thay đổi toàn cầu nổi tiếng từ xã hội dân sự, khoa học, chính trị và kinh doanh. Họ gặp nhau hàng năm tại Diễn đàn Tương lai Thế giới để thảo luận về những thách thức cấp bách nhất và giải pháp chính sách cho chúng. Jakob von Uexkull, Người sáng lập Giải thưởng Nobel Thay thế, đã phát động Diễn đàn Tương lai Thế giới vào năm 2007.
Dự án này được tài trợ bởi Cơ quan Môi trường Liên bang và Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng Liên bang Đức. Nguồn vốn này được cung cấp theo nghị quyết của Hội đồng Bundestag của Đức. Với sự hỗ trợ thiện chí của Quỹ Michael Otto.
Đối tác:
Giới thiệu về Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng Liên bang Đức:
Về Cơ quan Môi trường Liên bang Đức:
https://www.umweltbundesamt.de/
Về Quỹ Michael Otto:
https://www.michael-otto.info/en/
Về Công ước Minamata về Thủy ngân::